Ngày 31/12/2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Quyết định số 2158/QĐ-BKHĐT về ban hành hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 của bộ, ngành và địa phương
Hướng dẫn việc lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025, 2026-2030 của bộ, ngành và địa phương được chia ra làm 3 phần: Quy định chung; Thực hiện lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 của bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tổ chức thực hiện. Nội dung chính của việc thực hiện lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030 đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn triển khai theo từng bước, cụ thể:

- Bước 1: Chuẩn bị
Mục đích của bước này là chuẩn bị các điều kiện trước khi bắt đầu quá trình lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, gồm: Đưa yêu cầu lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong các văn bản hướng dẫn chính thức về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hình thành nhóm công tác liên ngành có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

- Bước 2: Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn trước
Xác định thực trạng phát triển bền vững gắn liền với thực trạng kinh tế - xã hội cùng thời kỳ; Đánh giá kết quả đạt được, phân tích tồn tại, hạn chế và xác định các nguyên nhân, bài học kinh nghiệm trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững gắn với việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn trước.

- Bước 3: Lồng ghép các mục tiêu phát triển bền vững vào mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Dựa trên các thông tin được xác định ở Bước 2 về mức độ phản ánh các mục tiêu phát triển bền vững trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn trước, lựa chọn và đề xuất các mục tiêu phát triển bền vững để lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo. Việc lựa chọn và đề xuất các mục tiêu phát triển bền vững để lồng ghép dựa trên các tiêu chí sau:
- Ưu tiên các mục tiêu đáp ứng các nhu cầu cơ bản của con người như xóa nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực, y tế, dinh dưỡng, nước sạch và vệ sinh, giáo dục, bảo trợ xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái, các mục tiêu phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch theo hướng xanh hóa.
- Ưu tiên các mục tiêu phù hợp với các “đột phá chiến lược” đề ra trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030; phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, Quy hoạch chung của ngành, địa phương và các văn bản định hướng phát triển kinh tế - xã hội.
- Ưu tiên các mục tiêu đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các nhóm xã hội, giữa những lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, phù hợp với các giai đoạn phát triển 2021-2025, 2026-2030 và các dự báo về dân số, kinh tế, môi trường và xã hội.
- Ưu tiên các mục tiêu có tính khả thi cao; có khả năng huy động nguồn lực tài chính; có thể tạo ra tác động lan tỏa, tạo ra sự tiến bộ để đạt được cùng lúc nhiều mục tiêu.
- Ưu tiên các mục tiêu liên quan đến các vấn đề mang tính “xuyên suốt” như trẻ em, bình đẳng giới nhằm nâng cao hiệu quả bố trí, sử dụng nguồn lực và duy trì tác động bền vững của các kết quả đạt được.

- Bước 4. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đã được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Nguồn kinh phí để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, nguồn đầu tư của doanh nghiệp, khu vực tư nhân, cộng đồng và các nguồn vốn nước ngoài.

- Bước 5. Giám sát và đánh giá việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đã được lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết các nội dung của Quyết định số 2158/QĐ-BKHĐT ngày 31/12/2019 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nguyễn Thị Nhi, Sở Nội vụ
Thông báo - Hướng dẫn


















Thống kê truy cập
  • Đang online: 14
  • Hôm nay: 140
  • Trong tuần: 2 769
  • Tất cả: 1206150
Cơ quan chủ quản: Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng
Địa chỉ: số 04 Châu Văn Tiếp, Phường 2, TP Sóc Trăng
Email: sonv@soctrang.gov.vn
Điện thoại: 0299.3820062
@ Ghi rõ nguồn "Cổng thông tin điện tử Sở Nội Vụ tỉnh Sóc Trăng" khi phát hành lại thông tin từ Cổng thông tin này.